Như chúng ta đã biết, hội trường là nơi thường dùng để tổ chức hội nghị, hội họp, các sự kiện đông người và có kèm theo ca nhạc. Nên việc xử lý tiêu âm hội trường là vô cùng quan trọng. Vật liệu AK xin giới thiệu 8 loại vật liệu thường dùng để xử lý tiêu âm hội trường.
Các loại vật liệu xử lý tiêu âm thường dùng trong thiết kế hội trường
1. Gỗ tiêu âm
Gỗ tiêu âm là vật liệu được lựa chọn phổ thông nhất hiện nay. Với bề mặt phủ Veneer, Melamine, Laminate thường có tác dụng thẩm mỹ cao. Màu sắc vân gỗ tự nhiên, sang trọng, thích hợp với không gian mang tính trang trọng, hội nghị. Các kiểu tiêu âm phổ biến là đục lỗ, xẻ rãnh, cắt soi ô nhỏ. Nhược điểm của gỗ tiêu âm là giá thành tầm trung cao. Đòi hỏi phải có thợ thi công chuyên nghiệp. Đặc biệt với những công trình lớn thì kỹ thuật thi công là một khâu cực kì quan trọng.
2. Tấm tiêu âm vải nỉ
Tấm nỉ tiêu âm cũng là một vật liệu được các nhà thiết kế trang âm ưa chuộng. Với hệ số tiêu âm trên 0.8 là điều kiện tiên quyết cho việc lựa chọn vật liệu tiêu âm. Bề mặt tấm tiêu âm vải nỉ được bọc bằng lớp vải nỉ đa dạng màu sắc và hoa văn tạo sự phong phú cho thiết kế. Mặt khác, lớp vải có khả năng chống cháy là điều các chủ đầu tư rất quan tâm. Điểm yếu của việc lựa chọn tấm tiêu âm vải nỉ là việc thi công đòi hỏi kĩ thuật cao. Với thi công trần tiêu âm, thì tấm nỉ là một yếu thế, khi không sử dụng kết hợp với hệ xương trần thả được mà phải bắt độc lập từng tấm lên trần.
3. Thạch cao tiêu âm
Thạch cao tiêu âm là vật liệu tiêu âm ở Việt Nam được sử dụng từ lâu nhất. Với giá thành rẻ và cấu tạo đơn giản, thạch cao tiêu âm được sử dụng ở các hội trường, phòng giảng đường, phòng họp, văn phòng… Tuy nhiên, nhược điểm khá lớn của thạch cao tiêu âm là thẩm mỹ kém, ngoài ra vì là chất liệu thạch cao nên bị giòn, vụn, dễ vỡ nên sử dụng cho tường là không hiệu quả. Với trần, tấm thạch cao tiêu âm được sử dụng, tuy nhiên, thời gian sử dụng không lâu bền do thạch cao tiêu âm là có lỗ nên dễ hút ẩm và hư hại.
4. Len gỗ tiêu âm
Len gỗ tiêu âm cũng là một loại vật liệu tiêu âm mới của thị trường. Len gỗ được làm từ các sợi gỗ trộn với keo thành dạng tấm có độ dày từ 15-25mm. Hệ số tiêu âm của len gỗ không cao do tính chất của keo liên kết gỗ đã bịt chặt việc hấp thụ âm thanh. Tuy nhiên, len gỗ tiêu âm vẫn được sử dụng ở không gian văn phòng, bếp ăn,… nơi chỉ có âm thanh giọng nói với tần số trung và cao tần. Nhược điểm của tiêu âm bằng len gỗ là giá thành khá cao.
5. Tấm tiêu âm sợi khoáng
Tấm tiêu âm sợi khoáng được sử dụng nhiều trong tiêu âm tòa nhà văn phòng, hội trường thấp, bệnh viện, trường học…Tấm tiêu âm sợi khoáng cũng do đặc tính vật lý không thể sử dụng với mảng tường, chỉ dùng kết hợp với xương trần. Sản phẩm có khả năng tiêu âm tốt, giá thành rẻ, tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, có đặc tính võng bề mặt do sợi khoáng hút ẩm.
6. Tấm tiêu âm ecophon
Nói tới Ecophon là nói tới một dòng vật liệu tiêu âm đẳng cấp cao. Đây là sản phẩm được tập đoàn Ecophon có lịch sử hơn 100 nghiên cứu và phát triển. Về hệ số tiêu âm và đặc tính vật liệu thì không còn gì phải bàn. Sản phẩm được ứng dụng cho cả trần và vách. Nhiều nhà hát lớn, cung văn hóa, trung tâm văn hóa, trung tâm hòa nhạc, hội trường lớn ở cả Việt Nam và thế giới đều sử dụng loại vật liệu này. Nhược điểm duy nhất của nó là giá thành quá cao, với trần có thể lên tới gần 1 triệu đồng/m2, và vách lên tới 4 triệu đồng/m2.
7. Rèm vải
Rèm vải không phải là ngoại lệ để các chủ đầu tư lựa chọn trong tiêu âm. Đối với các phòng hội trường có diện tích nhỏ trên dưới 100m2 thì đây là lựa chọn tiết kiệm và hợp lý về cả thẩm mỹ.
8. Tấm Tiêu Âm AK Sona
Tấm tiêu âm AK Sona, tên gọi cũ là tấm tiêu âm polyester fiber hay thị trường còn có tên khác là tấm tiêu âm Sonic. Tấm tiêu âm AK Sona được làm từ sợi bông polyester, có nguồn gốc hóa học, được dùng trong may mặc nên sạch tuyệt đối. Với đặc tính không ngấm nước, lại được ép chặt ở tỷ trọng 120kg/m3 nên bề mặt nhẵn mịn, dễ lau chùi. Mặc dù tấm tiêu âm AK Sona chỉ dày có 9mm nhưng hệ số tiêu âm lên tới 0.95. Với đa dạng màu sắc nên hiện nay tấm tiêu âm AK Sona được nhiều nhà thiết kế lựa chọn. Mặt khác việc dễ thi công như cắt gọt, tạo hình cũng được các nhà thầu thi công ưa thích để đẩy nhanh tiến độ công trình. Việc lắp đặt tấm tiêu âm AK Sona cũng vô cùng đơn giản. Nếu tường thấp, độ phẳng cao thì chỉ cần dán thẳng lên tường. Với những tường hội trường có độ cao trên 5m thì được tạo một lớp tường mới bằng khung sắt hộp, lớp nền là gỗ chịu ẩm 5-9mm, hoặc gỗ dán 5-9mm loại tốt để chống cong vênh, sau đó dán tấm lên lớp trần là đạt hiệu quả. Để tăng hiệu quả tiêu âm cao, lớp nền 5-9mm có thể đục lỗ tiêu âm và làm cách tường từ 20-30cm. Hệ thống xương tạo phẳng phía trong độ dày tối thiểu 600mm để có độ rung cho bước sóng âm thanh. Nếu để thi công lên trần, chỉ cần gia công thêm keo tạo cứng kết hợp với xương trần thả là có hệ thống tiêu âm trần đạt hiệu quả. Mặt khác, tấm tiêu âm AK Sona cũng có giá thành ở mức trung bình so với các loại vật liệu khác. Chi phí thi công tiêu âm hội trường với diện tích lớn khá cao nên giá thành là một điều quan trọng.
Xem thêm: Cập Nhật Báo Giá Tấm Tiêu Âm AK Sona Mới Nhất
Để được tư vấn kỹ hơn về vật liệu thường dùng để xử lý tiêu âm hội trường, Quý khách vui lòng liên hệ:
CTCP Đầu tư và Thương Mại AK Việt Nam
VPĐD: Số 72 ngõ 106 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội – Việt Nam
Hotline: 098 286 1136 (vật liệu cách âm, cách nhiệt) 091 567 1136 (vật liệu tiêu âm)
Email: [email protected] [email protected]
Website: vatlieuak.com cachamcachnhietak.com